Vị trí, kiến trúc Bảo_tàng_Lịch_sử_Việt_Nam_(Thành_phố_Hồ_Chí_Minh)

Sân trong và một lối đi vào Bảo tàng

Bảo tàng Blanchard de la Brosse tọa lạc trong một khu đất rộng nằm trong một khu vườn rộng lớn (trở thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1864) ở phía đông thành Phiên An, gần dinh Tân Xá (do chúa Nguyễn Ánh xây dựng để Giám mục Bá Đa Lộc làm nơi dạy dỗ Hoàng tử Cảnh).

Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây (1926), tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse.[8]

Phần giữa Bảo tàng có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc.

Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa.

Trước năm 1975, hai bên cửa chính Bảo tàng có đắp nổi đôi câu đôi chữ Hán, nhưng sau đó đã bị đập bỏ. Đôi câu đối ấy như sau:

Á Đông cổ đổng mỹ thuật kê thực học,Việt Nam nhân chủng bác vật đắc kỳ quan.

Tạm dịch là:

Á Đông cổ khí mỹ thuật kê cứu thực học,Việt Nam nhân chủng bác vật được nhiều kỳ quan.